Chỉ cần đạp phanh nhận biết ngay các lỗi trên ô tô

Phanh xe là bộ phận cực kỳ quan trọng, chỉ cần hơi trục trặc cũng khó mà lường trước được hậu quả. Vì thế theo dõi ngay các lỗi trên ô tô của bạn qua dấu hiệu trên phanh để xử lý kịp thời các tình huống trước khi quá muộn.

các lỗi trên ô tô

Nếu đạp phanh thấy hẫng

Nếu khi đạp phanh bạn cảm thấy hẫng thì các lỗi trên ô tô lúc này chắc chắn là mất áp suất phanh. Nguyên nhân được xác định do phanh bị trầy xước, dỗ khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh khiến phanh không ăn. Ngoài ra cũng có thể do tuy ô dẫn dầu bị nứt khiến dầu rò rỉ, lúc này nếu đạp phanh đột ngột có thể khiến tuy ô bị vỡ dẫn đến mất phanh, mất kiểm soát khi đang di chuyển 

Nếu đạp phanh xe thấy cứng ( nặng)

Các hệ thống phanh trên những mẫu xe hiện đại ngày nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi đạp phanh, vì thế với trường hợp đạp phanh thấy nặng thì rất có thể trợ lực phanh bị hỏng. Rò khí không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ bàn đạp. Tuy nhiên, người lái vẫn có thể đạp phanh với một lực tác động mạnh hơn.

Một nguyên nhân khác từ hiện tượng cứng phanh được cho rằng đó là đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Trong trường hợp này, dù có cố đạp phanh thì cũng không có hiệu quả.

Nếu đạp phanh thấy tiếng kêu lạ ( ken két)

Khi đạp phanh bạn nghe thấy những tiếng ken két phát ra đều đặn, đơn giản đó chỉ là tín hiệu cho thấy má phanh đã mòn, cần được thay thế. Đây cũng là biện pháp an toàn mà nhà sản xuất tạo nên để cảnh báo sớm cho tài xế về các lỗi trên ô tô. Nhưng nếu tiếng kêu không lớn, không liên tục  thì có thể do chất bẩn, rác đã lọt vào cơ cấu phanh. Hiện tượng này có thể xử lý khá nhanh, tiếng ken két biến mất nếu được làm sạch.

Có một số nguyên nhân khác khiến chất lượng má phanh kém như guốc phanh không đúng, lò xo gãy, guốc phanh không đồng tâm. Đôi khi tiếng kêu phát ra không phải từ cơ cấu phanh mà do phần bi mai bị mòn quá mức.

Nếu đạp phanh xe không dừng 

Đây là một trong các lỗi trên ô tô khá phổ biến ở các dòng xe sử dụng phanh tang trống. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, đặc biệt phổ biến mà các bác tài thường bỏ qua đó là má phanh quá mòn. Với các lý do này, hãy mang xe đến ngay gara để thợ có chuyên môn điều chỉnh các piston bị cong hoặc tay má phanh mới. Nếu dầu phanh bị thiếu, bạn nên bổ sung thêm dầu phanh bị thiếu theo đúng loại dầu khuyến cáo của nhà sản xuất xe.

Nếu đạp phanh không nhả ( bó phanh)

Hiện tượng bó phanh xuất hiện cho thấy đây là dấu hiệu các lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị các má phanh bị hỏng hoặc kẹt xi lanh bánh xe. Không chỉ vậy, bác tài cũng cần để ý xem xi lanh tổng có bị hỏng hoặc ắc phanh bị bó do khô dầu, những thao tác sai của người lái như hành trình của chân phanh không đúng hoặc tay phanh điều chỉnh sai,… cũng khiến phanh xe không nhả.

Nếu đạp phanh xe bị lệch 

Một sự cố thường gặp khác với xe phanh tang trống là hiện tượng phanh xe bị lệch sang một bên khi phanh, nguyên nhân do lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều, do một số chúng bị dính dầu, khe hở má phanh tang trống không đồng đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ,…Với tình huống này để khắc phục thì nên mang xe tới ngay gara sửa chữa, bởi bận hành kéo dài khiến xe rất dễ bị lật ở các tình huống di chuyển tốc độ cao, vào cua,…

Nhìn chung, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu thấy bất kỳ vấn đề bất thường nào liên quan đến phanh thì nên mang ngay đến gara để kiểm kiểm tra tránh các lỗi trên ô tô xảy ra, đặc biệt là hiện tượng má phanh quá mòn khiến mất phanh. Chủ động bảo dưỡng định kỳ sẽ bảo vệ bạn và hành khách trên mọi nẻo đường.

Tin Liên Quan