Làm thế nào để xử lý ô tô bị trầy xước không để lại vết tích gì?

Một chiếc xe ô tô với những vết xước chi chít không chỉ gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của xe, nhát là các bộ phận ngoại thất xe mau chóng xuống cấp. Vậy làm thế nào để xử lý ô tô bị trầy xước hiệu quả, các bác tài đừng bỏ lỡ vài mẹo nho nhỏ dưới đây nhé.

hướng dẫn xử lý ô tô bị trầy xước

Cách xử lý xe bị trầy xước nhẹ

Với những trường hợp xe bị xây xước nhẹ ở vỏ bên ngoài, các bác tài hoàn toàn có thể tự xử lý đơn giản bằng các dụng cụ dễ tìm, chi phí rẻ. Nhiều người đã lưu truyền nhau các mẹo xử lý vết xước ngay tại nhà bằng sơn móng tay, sáp, kem đánh răng hay giấy nhám,…Dưới đây là 5 bước xử lý ô tô bị trầy xước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí vết xước

Khi xe xảy ra va chạm hoặc đi trên những đoạn đường xấu, đường đông đúc bề mặt lớp sơn xe dễ bị xước, bẩn. Vì thế sau mỗi chuyến đi, nếu nghi ngờ xe bị xước thì bạn nên quan sát thật kỹ để phân biệt đâu là vết xước, đâu là viết bẩn. Xử lý vết bẩn thì không hề khó, bác tài dùng khăn mềm lau sạch là được. 

Cách tốt nhất để tìm các vết xước nhẹ là bạn nên rửa xe sạch sẽ trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo. Vết xước nhẹ là các vết hằn mỏng trên lớp sơn bóng, bởi cấu tạo vỏ xe có tới 4 lớp: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu cuối cùng là lớp sơn bóng.

 

Bước 2: Rửa sạch các vết trầy xước

Dùng khăn mềm ( không sử dụng khăn cũ, bẩn) thấm dung dịch vệ sinh ô tô chuyên dụng để lau sạch xung quanh khu vực bị trầy xước, sau đó dùng khăn mềm để lau khô vị trí xước. Thao tác này giúp việc xử lý các vết xước hiệu quả hơn.

Bước 3: Gợi ý xử lý vết trầy xước bằng các dụng cụ đơn giản

Ở bước này các bác tài có thể sử dụng những vật dụng tại nhà như kem đánh răng, giấy nhám, sơn móng tay ( cùng với tông màu sơn lót của xe ). Đây là những vật dụng quen thuộc có khả năng làm mờ vết xước nhanh chóng và có độ bóng cũng khá tốt. 

Lưu ý khi chà các vết xước nhỏ này bằng giấy nhám các bạn chà theo chiều vết xước để tránh lan rộng ra các vùng khác, với sơn móng tay chỉ cần chờ khoảng 1 tiếng để lớp sơn khô.

vế xước trên bề mặt xe

Bước 4: Lau sach, làm mịn vị trí bị xước

Rửa và lau lại vị trí này một lần nữa, ở một số gara người ta dùng máy nén hơi để làm sạch và khô vết xước đạt hiệu quả nhất

Bước tiếp theo bác tài nên thoa dung dịch đánh bóng lên, lưu ý ở bước này nên làm với động tác nhanh dứt khoát, ngược chiều kim đồng hồ. Tiếp tục thoa cho đến khi vết xước mờ hẳn thì dùng khăn mềm nhúng nước để lau sạch, đợi khô thì thực hiện công đoạn đánh bóng lần 2. 

Mẹo nhỏ để lớp sơn bóng được đẹp hơn bạn có thể thực hiện tại khu vực có ánh nắng. Bởi ánh nắng mặt trời sẽ giúp dung dịch bay nhanh hơn và tạo nên tông màu đẹp nhất.

Sở dĩ ở bước xử lý ô tô bị trầy xước này cần cầu kỳ một chút là để tạo ra lớp sơn mềm mịn có chất lượng đồng nhất, xóa tan hoàn toàn những vết xước li ti khó chịu.

Đánh bay các vết xước sâu đơn giản

Trường hợp ô tô của bạn xảy ra va chạm nặng, bị các vật xước nhọn quẹt vào làm nứt bề mặt của xe, lời khuyên của các chuyên gia lúc này là bạn nên mang xe đến các cơ sở sửa chữa bên ngoài uy tín để được hỗ trợ. Bởi không thể 4, 5 bước đơn giản mà có thể xử lý những vết xước này, chưa kể dụng cụ còn khó tìm, đều là những đồ dùng đắt đỏ, chuyên dụng. Xử lý ô tô bị trầy xước sâu không có kỹ năng chỉ khiến hình ảnh bên ngoài “xế cưng’ của bạn xấu xí hơn.

Đồng thời, các vụ va chạm mà gây nên các vết xước sâu thì đó không chỉ đơn giản là một vết xước mà còn có thể những bộ phận khác của xe cũng đang gặp trục trặc như đèn xe, kính xe,…làm giảm tính năng an toàn khi di chuyển.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, để loại bỏ tốt nhất những vết xước mà bạn không hề biết thì nên chăm sóc, bảo dưỡng xe định kỳ, vừa giúp kéo dài tuổi thọ cho xe, vừa đem lại an toàn cho bạn và hành khách. Hy vọng những gợi ý về cách xử lý ô tô bị trầy xước phía trên của chúng tôi sẽ đem đến cho bác tài những thông tin hữu ích.

Tin Liên Quan