Xe ô tô bị rung lắc khi di chuyển là vấn đề khá thường gặp gây khó chịu cho lái xe và nguy hiểm khi tham gia giao thông, nhất là với những xe có tuổi thọ kha khá. Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân khiến chiếc xe của bạn bị rung lắc tại bài chia sẻ dưới đây nhé.
Vấn đề động cơ
Thỉnh thoảng, một cơn rung lắc xe hoặc rung côn có thể phát ra từ khoang động cơ bởi động cơ không nhận được đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa cần thiết để vận hành một cách trơn tru. Các triệu chứng chỉ ra xe ô tô bị rung lắc do động cơ như:
– Rung lên hoặc giật mạnh khi tăng tốc
– Rung lên thành từng nhịp, giống như cảm giác đang di chuyển qua các gờ giảm xóc
– Xe có thể bắt đầu di chuyển và lái tốt trong 1 khoảng thời gian sau đó mới bắt đầu rung lên.
Khi đó có thể bạn sắp phải thay bugi mới, nếu bugi vẫn còn tốt bạn nên kiểm tra các dây cắm bugi xem liệu chúng có kết nối theo thứ tự đúng hay không, hoặc nên thay thế nếu chúng không đảm bảo chức năng. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra bộ lọc không khí xe có bị bẩn hay không, bộ lọc nhiên liệu có bị tắc hay không và thay thế theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Vấn đề về trục
Nếu một trục bị cong chiếc xe của bạn có thể bị lắc và sau đó có nguy cơ dễ dàng tham gia vào một vụ va chạm hoặc rủi ro. Lúc này bạn nên kiểm tra các tấm chèn như đệm cao su, tấm phủ xung quanh các đầu mút của trục truyền động xem có nguyên vẹn không. Nếu các tấm chèn bị rách sẽ khiến các chất bẩn, bụi và rác trên đường xâm nhập vào phía trong làm hư hại các khớp nối. Đối với những ô tô có hệ thống truyền động trước, các khớp nối đồng tốc bị nóng lên, lúc này bạn cần mua trục truyền động mới, chi phí sẽ khá tốn kém, vì thế các bác tài nên đi bảo dưỡng xe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh.
Lỗi phanh
Nếu chiếc xe ô tô bị rung lắc khi bạn nhấn phanh hoặc tăng cường phanh thì khả năng cao xe của bạn đang phải chịu trận từ một hoặc nhiều đĩa phanh bị cong. Đĩa phanh là phần có hình dạng đĩa màu bạc sáng bóng trên những mẫu xe sử dụng phanh đĩa. Bộ phận này có thể bị uốn cong khỏi hình dạng ban đầu do hiện tượng mài mòn mạnh mẽ, tức là bị quá nóng trong quá trình phanh gấp, vượt lên trên khả năng xử lý của đĩa phanh.
Thay vì bằng phẳng, nếu một đĩa phanh có hình dạng lồi lõm thì bộ kẹp phanh và má phanh có tác dụng siết chặt các đĩa phanh để khiến xe dừng lại sẽ không thể kẹp chặt một đĩa phanh bị biến dạng. Và do đó, rung lắc xuất hiện.
Bạn nên mang xe đến tiệm để sửa chữa kịp thời trước khi nó gây ra nguy hiểm và để biết tình trạng chiếc xe của bạn do đĩa phanh hay trống phanh.
Do bánh xe
Khi xe ô tô bị rung lắc, các bác tài cảm nhận rõ rệt qua hiện tượng rung của vô lăng và nghĩ đó là do bánh xe, nhưng các chuyên ra lại đưa ra ý kiến hoàn toàn khác.
Bánh xe lắc là do nó đang phải hoạt động quá sức hoặc lung lay trên chính trục của nó. Việc chẩn đoán và xử lý tình huống này khá phức tạp do đổi hỏi các biện pháp kỹ thuật chuyên môn để phân tích và sửa chữa. Nguy cơ cao bạn cần phải thay vòng bi hoặc chú ý xe bị “lệch bánh” thì nên thay bánh mới.
Các nguyên nhân khác của bánh xe bị lắc lư có liên quan đến các đầu rô- tuýp hoặc khớp cầu từ đó gây nên cảm giác rung động khi đi ở một tốc độ nhất định.
Vấn đề của lốp
Các vấn đề của lốp cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến chiếc xe của bạn bị rung lắc khó chịu. Những nguyên nhân chính liên quan đến lốp xe tạo ra những khó chịu khi chạy xe trên đường như:
– Lốp bị nứt, rách- cần thay lốp mới
– Lốp mòn không đều- cần đảo vòng lốp
– Lốp quay không tròn, cuộn không đều- cần thay lốp mới
Tuy nhiên, tất cả các lý do nêu trân không phải tất cả lý do khiến xe ô tô bị rung lắc. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về vấn đề an toàn xe hơi hãy đến các cơ sở bảo dưỡng sớm nhất có thể để không gây ra nguy hiểm khi tham gia giao thông.