Lắp thêm khung cứng bảo vệ cho tài xế: Có vi phạm pháp luật không?

Thời gian gần đây, các vụ cướp giật xảy ra đối với tài xế xe taxi khiến không ít các tài tỏ ra hoang mang. Đi làm vất vả, đồng lương không có bao nhiêu mà tâm trạng lúc nào cũng không ổn định nên nhiều người đã chọn cách lắp thêm khung cứng bảo vệ trên ghế lái. Thế nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là, trang bị đó có đang khiến bạn vi phạm pháp luật không?

khung chắn bảo vệ ghế lái

Trang bị khung cứng bảo vệ đã xuất hiện ở nhiều quốc gia

Nhiều hãng taxi trên thế giới hiện nay đang sử dụng rất phổ biến loại khung cứng bảo vệ tài xế này nhằm mục đích tạo khoảng cách an toàn giữa hành khách và người lái, ngăn chặn tình trạng trấn lột, cướp tài sản, nghiêm trọng hơn là sát hại tài xế.

Điển hình như Úc, Hàn Quốc, tài xế taxi được chính quyền cho phép lắp thêm khung chắn chất liệu mica trong suốt, có thể để lỗ hở nhỏ để giao tiếp với khách tốt hơn, còn ở Trung Quốc khung bảo vệ có thể được làm bằng kim loại, inox, thép,..sao cho có sự chắc chắn nhất có thể. Trong khi đó, tại Mỹ cơ quan lãnh đạo còn hỗ trợ toàn bộ chi phí làm khung cứng cho tài xế, cùng với đó là gắn thêm camera và GPS định vị dễ dàng trong trường hợp không may bị nạn.

Còn ở Việt Nam, tuy tình trạng cướp giật xảy ra cũng nhiều nhưng quy định cụ thể về việc tài xế có được lắp thêm khung cứng bảo vệ trên xe hay không thì thực sự vẫn chưa rõ ràng. Do thiết bị này không nằm trong thiết kế, sản xuất xe của nhà sản xuất, nguy cơ bị từ chối Đăng kiểm cao.

Chủ xe tự lắp khung cứng trong xe có bị phạt?

Không thể phủ nhận việc tạo thêm khung cứng trong xe sẽ mang lại tác dụng rất lớn để đảm bảo an toàn cho người lái xe. Nhưng theo quy định pháp luật tại nước ta hiện nay các phương tiện mà thay đổi kết cấu ( thùng hàng, kích thước) , tác động và hệ thống phanh, hệ thống điện sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Cục Đăng kiểm cũng cho biết nếu lắp thêm khung cứng bảo vệ ghế lái tài xế thực sự có làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh của người lái, ngăn ngừa tệ nạn xảy ra thì sẽ được nghiên cứu thêm.

Bên cạnh đó, phân tích kỹ hơn về việc lắp thêm khung bảo vệ bên trong nội thất của xe không hề làm thay đổi kết cấu, hình dáng, cách bố trí hay nguyên lý làm việc của xe, mọi thông số đặc tính kỹ thuật vẫn được giữ nguyên với 7 hệ thống và 4 tổng thành gồm:

–  7 hệ thống truyền lực: truyền lực, chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện.

– 4 tổng thành: khung, buồng lái ( thân xe, thùng xe), khoang chở khách, thiết bị chuyên dùng lắp trên xe.

Điều này cho thấy, việc lắp thêm khung cứng ở khoang người lái không vi phạm vào các điều luật hay không đúng với thiết kế của nhà sản xuất mà đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm.

Vì thế, tài xế có thể hoàn toàn yên tâm trang bị an toàn cho mình mà không sợ bị CSGT xử phạt. Tuy nhiên, khi quyết định lắp thêm khung cứng thì chủ xe cần cân nhắc kỹ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các chi tiết của xe và sự bất tiện khi điều khiển xe.

Lưu ý khi lắp thêm khung cứng vào xe

Cụ thể, sự xuất hiện của khung cứng mới không được gây ảnh hưởng đến việc lái xe như đánh lái, đạp phanh, điều khiển các phím chức năng,…đặc biệt là tầm nhìn của người lái không bị cản trở. Đồng thời, kết cấu thân xe phải đảm bảo không có sự thay đổi nào như cắt, khoan, thay đổi vị trí của ghế lái,…vì kết cấu thân xe đã được nhà sản xuất tính toán kỹ đối với vấn đề chịu lực, tán lực khi có va chạm xảy ra. Nếu có sự tác động nào khác vào phần thân sẽ khiến khả năng chịu lực của xe bị giảm, tăng nguy cơ tai nạn nguy hiểm cho hành khách trong xe.

Tuy nhiên, một tác dụng phụ nữ mà bác tài có thể không ngờ đến khi lắp khung cứng bảo vệ đó là ở trường hợp bạn gặp nạn, điều này sẽ gây khó khăn cho việc giải cứu, đặc biệt là khi rơi xuống sông, hồ. Ngoài ra nếu có va chạm, các mảnh vỡ của mica, sắp, thep cũng có thể đâm vào bạn, khiến bạn thương nặng hơn. Hơn nữa, trước khi lắp thêm bác tài đừng quên tham khảo với các bên bảo hiểm xem có vi phạm quy ước với bên bảo hiểm hay không để tránh mất quyền lợi. 

Giá thành của các khung cứng bảo vệ này cũng không quá đắt tuy nhiên vì an toàn của bản thân hãy cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên lắp thêm hay không, bởi điều gì cũng có hai mặt của nó. Vẫn là chúc các bác tài luôn có những chuyến xe “đi đến nơi, về đến chốn”.

Tin Liên Quan