Một trong những lỗi cơ bản nhất của các lái mới đó là cầm vô lăng sai cách và điều chỉnh ghế lái không khoa học, thực ra điều này khá đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Đối với nhiều người thì đây có thể là thói quen, nhưng với một số lái mới họ hoàn toàn có thể thay đổi được, cùng theo dõi những chia sẻ về kinh nghiệm cho lái mới dưới đây để có thể lái xe đúng phương pháp.
Cầm vô lăng đúng cách là như thế nào
Nếu cầm vô lăng đúng cách, lái xe có thể lái tốt hơn và đỡ mỏi tay hơn khi lái xe đường dài. Vậy lỗi thông thường khi cầm vô lăng của lái xe là gì? Đầu tiên là vị trí đặt tay trên vô lăng, để dễ hình dung bạn hãy tưởng tượng vô lăng giống như một chiếc đồng hồ. Có phải bạn là một trong số những người được dạy đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ trên vô lăng? Còn nếu bạn lái xe một tay thì đặt tay ở vị trí đầu vô lăng tức 12 giờ hoặc cuối vô lăng tức 6 giờ.
Tuy nhiên, tất cả các vị trí nêu trên hầu hết đều không hiệu quả khi điều khiển các mẫu xe đời mới hiện nay. Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên, cùng tìm hiểu lý do tại sao và cách đặt tay như thế nào cho đúng và từ đó đúc rút các kinh nghiệm cho lái mới hiệu quả.
Kể từ khi xe hơi được ra đời đã có rất nhiều lý thuyết về vị trí đặt tay trên vô lăng sao cho chính xác, nhưng có lẽ các bạn không biết, tất cả những điều đó cần phải tuân theo một quy tắc không thay đổi đó là phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay. Vì điều này cho phép bạn điều khiển xe tốt hơn và xử lý các tình huống bất ngờ nhanh nhẹn hơn. Nhưng cụ thể hai tay bạn sẽ đặt ở vị trí nào trên vô lăng?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, cách đặt tay trên vô lăng chính xác đó là tay trái ở vị trí khoảng 7 giờ đến 9 giờ và tay phải ở vị trí 5 giờ đến 3 giờ. Lúc đầu có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “lạ” khi đặt tay thấp nhưng thực tế chứng minh ở vị trí này bạn có thể điều khiển xe vô cùng hiệu quả.
Bởi để tay thấy giúp bạn tránh được việc đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường có thể làm cho xe quay tròn hoặc lật. Đồng thời, giữ tay thấp có thể giúp cho cẳng tay ít phải cong hơn, vai và lưng cũng đỡ mỏi hơn, nhất là khi lái xe đường dài.
Trong trường hợp xảy ra va chạm, nếu đặt tay ở vị trí cao, túi khí có thể bung mạnh vào mặt bạn, đồng thời làm nứt hoặc gãy xương cánh tay, nưu vậy đồng nghĩa với việc, ở vị trí thấp, tay bạn sẽ ít thương tích hơn.
Điều chỉnh ghế lái không ôm vô lăng quá sát
Còn một điều khá quan trọng nữa đó là vị trí ngồi của lái xe, kinh nghiệm cho lái mới lúc này là làm sao không ngồi ôm quá sát vô lăng. Nếu ngồi quá gần, bạn có thể gặp rủi ro khi túi khí bung ra vì thế ngồi cách vô lăng một khoảng an toàn là lời khuyên tốt nhất.
Để xác định vị trí ngồi tốt nhất, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế ngồi di chuyển ra phía sau sao cho chân của bạn vẫn được đặt ở vị trí thoải mái nhất để có thể điều khiến các bàn đạp. Tiếp đến là chỉnh cho vị trí lưng ghế ngửa ra, sao cho khoảng cách giữa ngực và vô lăng là 250mm-300mm. Nếu vô lăng điều chỉnh được độ nghiêng, bạn hãy điều chỉnh vô lăng xuống dưới vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra.
Lần tới khi bước lên xe hãy chú ý vị trí cầm vô lăng và ghế ngồi nhé, có thể lần đầu còn nhiều lạ lẫm và ngượng nhưng một vài lần tiếp theo bạn sẽ có thể cảm nhận ngay được sự thoải mái và hiệu quả khi lái xe.
Nếu có những góp ý, chia sẻ kinh nghiệm lái mới hãy để lại nhận xét phía dưới comment nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.