Tại buổi đối thoại với công dân thủ đô, ông Nguyễn Đức Chung- Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ quyết tâm thực hiện đề án “ Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy vào năm 2030”. Tuy nhiên nếu điều kiện phát triển giao thông công cộng tốt lên thì thành phố có thể đẩy nhanh tiến độ cấm xe máy trước năm 2030.
Lộ trình thực hiện theo 3 giai đoạn
Đề án nhằm cụ thể hóa mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp 7/2017.
Theo đó, đề xuất cấm xe máy là khả thi hơn cả và hiện phương án này đang được xây dựng theo bao giai đoạn từ 2019-2025, 2026- 2030 và sau năm 2030.
Cụ thể từng giai đoạn, từ nay đến 2025 sẽ thí điểm cấm xe máy vào các giờ cao điểm các ngày làm việc trong tuần. Đầu tiên là trên tuyến Nguyễn Trãi ( ưu tiên xe buýt) đoạn từ vành đai 3 đến đường Láng vào năm 2019-2020, tiếp theo là tuyến Xuân Thủy- Cầu Giấy dự kiến sau 2020 khi tuyến đường sắt đô thị 3A đi vào hoạt động.
Ngoài ra, Hà nội cũng nghiến cứu thí điểm hạn chế xe máy trên 6 tuyến đường lớn như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ ( đoạn từ cầu vượt Long Biên đến cầu Chương Dương) , Lê Văn Lương ( đoạn từ nút giao vành đai 3 đến đường Láng).
Giai đoạn 2021- 20125, Hà Nội sẽ tiếp tục cấm xe máy vào các ngày cuối tuần tại tuyến phố trung tâm 1 quận Hoàn Kiếm ( thuộc khu vực bảo tồn cấp 1). Tiếp theo từ năm 2025- 2030, tiến hành hạn chế xe máy ở khu vực 1 gồm 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Giai đoạn cuối sau năm 2030 hạn chế xe máy trong khu vực Vành đai 3 và mở rộng ra các khu vực lân cận khác.
Cùng với lộ trình cấm xe máy, Hà Nội cũng đưa ra các đề xuất phát triển mạnh hơn các phương tiện giao thông công cộng thay thế gồm xe buýt, minibus, buýt nhanh, tàu cao tốc trên cao,…nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Phải có phương án hợp lý
Mặc dù vấn đề giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại địa bàn thủ đô là vô cùng cấp bách, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, phân tích: Ùn tắc tại Hà Nội đã báo động nhiều năm nay, vì vậy cấm xe máy, tăng cường vận tải công cộng là lộ trình tất yếu và là một chủ trương đúng.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho rằng phải có phương án tổ chức giao thông hợp lý, tránh gây xáo trộn cho người dân, vì đa số người dân Việt Nam đang sử phương phương tiện xe máy là phương tiện di chuyển chính nhiều năm nay, không thể nói cấm là cấm. Phải nêu rõ năm nào, tại tuyến đường nào các phương tiện công cộng đã đủ để thay thế phương tiện cá nhân. Cần chuẩn bị tốt công tác này trước một bước rồi mới tiến hành hạn chế xe máy.
Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết thêm từ nay đến năm 2015 sẽ thực hiện lộ trình dừng đăng ký xe máy mới tại các quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà trưng, Đống Đa, Tây Hồ. Giai đoạn 2020-2025 dừng đăng ký xe máy mới tại Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Gia Lâm, Đông Anh.
Cùng với đó Hà Nội sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ người dân thông qua việc thu mua xe máy cũ với mức giá tùy từng năm đối với xe có tuổi đời tưới 10 năm.
Đề xuất cấm xe máy sẽ được lấy ý kiến người dân và các chuyên gia trước khi phê duyệt. Vì vậy, người dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại thủ đô không cần quá hoang mang.