Cơ hội cạnh tranh công bằng giữa Grab và taxi truyền thống

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 5/6/2019, Đại biểu Đào Thanh Hải ( Phó Giám đốc Công an Hà Nội)  đã đặt câu hỏi về công tác quản lý Grab và taxi truyền thống.

Theo đại biểu thì xe Grab phát triển quá nhanh và mạnh đã gây ra mất trật tự an toàn giao thông, xe đi vào đường cấm taxi,…nên Hà Nội muốn kiểm soát việc này, đồng thời chất vấn Bộ GTVT có phương án nào để quản lý?

Grab và taxi truyền thống

Đề xuất gắn mào xe công nghệ

Bộ trưởng  Nguyễn Văn Thể trả lời phiên chất vấn liên quan đến Grab và taxi truyền thống như sau: “ Tại Nghị định 86 sửa đổi , chúng tôi đề xuất xe taxi công nghệ cũng gắn mào để cơ quan chức năng nhìn lướt qua cũng có thể biết được đâu là xe taxi công nghệ, đâu là xe taxi truyền thống. Về số lượng xe, chúng ta thực hiện quy hoạch, không còn hạn chế số lượng, do đó Hà Nội muốn hạn chế cũng không được. Theo đó, doanh nghiệp phải tính hiệu quả kinh tế để đầu tư và chịu rủi ro. Địa phương nào hạn chế tức là phạm luật”.

Hiện nay, theo Nghị định 86 sửa đổi, xe công nghệ hay xe truyền thống hồ sơ và thủ tục như nhau. Do đó, xe Grab hoạt động ở Việt Nam cũng phải được đăng ký, đăng kiểm, chịu trách nhiệm trước lái xe, chịu trách nhiệm với hành khách, thủ tục như taxi truyền thống. Còn taxi truyền thống hiện nay, những hãng lớn như Vinasun, Mai Linh đều sử dụng công nghệ như Grab.

“Hiện có 13 phần mềm kết nối hãng taxi với người dân. Taxi công nghệ và taxi truyền thống, tôi nghĩ rằng điều kiện hoạt động là như nhau, do đó phục vụ trong thời gian sắp tới sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng Thể nói.

Grab và taxi truyền thống có cơ hội cạnh tranh công bằng

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Hằng ( Bắc Ninh) về lo ngại việc thực hiện Quyết định 24 về Đề án thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng taxi công nghệ quá dài gây bất cập trong quản lý trong nước, vì sao chậm ban hành Nghị định 86 sửa đổi? Bộ trưởng trả lời:

“Sau 2 năm thực hiện sơ kết, chúng tôi đã xây dựng dự thảo Nghị định 86 sửa đổi , tuy nhiên do thời gian vừa qua, Nghị định này vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận , cơ quan chuyên môn và các chuyên gia nên dù đã qua 7 lần trình Chính phủ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Rất mừng theo thông tin cập nhật cách đây 1 tuần chỉ còn ý kiến giữa Bộ GTVT với TT&TT, còn lại tất cả đã được giải quyết và nhận được sự đồng thuận cao. Hi vọng Nghị định này sẽ sớm được bạn hành và  tạo điều kiện cho taxi truyền thống và taxi công nghệ có cơ hội cạnh tranh như nhau”.

Hạn chế tối đa thất thu thuế với taxi công nghệ

Cũng quan tâm đến vấn đề của Grab và taxi truyền thống, Đại biểu Phạm Văn Hòa ( Đồng Tháp) lo ngại công ty công nghệ Grab chỉ nộp thuế xấp xỉ 10 tỷ đồng cho 3 năm 2014-2016, năm 2017-2018 cũng không khá hơn bao nhiêu trong khi các doanh nghiệp taxi truyền thống nộp thuế cả nghìn tỷ đồng.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: “ Số liệu như chúng tôi nắm được là 48.000 nhưng trên thực tế có một số người dân đăng ký nhưng không hoạt động, diễn biến này chỉ doanh nghiệp nắm.

Hiện nay, chúng tôi chỉ chỉ đạo các địa phương liên quan kết nối số liệu với Bộ GTVT, Bộ Công an để chúng ta quản lý chặt chẽ các biến động, hoạt động của các doanh nghiệp này, xe này để tránh thu thuế và tạo điều kiện để đảm bảo an toàn, an ninh vận tải”.

Một số doanh nghiệp nộp thuế ít, qua Bộ Tài chính, chúng tôi biết được tất cả doanh nghiệp có khoảng 50.000 xe của Uber, Grab và Việt Nam có tới 12, 13  phần mềm trong 14 phần mềm đang vận hàng thì tất cả phương tiện đều kết nối với Tổng cục thuế và cơ quan thuế. Do đó, việc thất thu thuế của các phương tiện có thể ít xảy ra vì cơ quan thuế nắm rất kỹ”.

Cuộc chiến Grab và taxi truyền thống ở Việt Nam thực sự là chưa thể đi đến hồi kết nếu Bộ chưa ra được Nghị định rõ ràng. Tuy nhiên các nhà làm kinh doanh dịch vụ vận tải vẫn mong có một môi trường cạnh tranh công bằng, bền vững cho cả hai.

Tin Liên Quan