Mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, hàng năm đón không biết bao nhiêu trận bão, mưa lớn kéo dài của Việt Nam, với những ai sở hữu ô tô thì đó là một thuận lợi, nhưng cũng là khó khăn. Bỏ ra mấy trăm triệu, cả tỷ để sắm một chiếc xe, nếu suốt ngày dầm mưa thì hãy cẩn trọng với các bộ phận dễ hỏng khi gặp nước dưới đây để luôn bảo vệ xe tốt nhất.
Các bộ phận dưới gầm xe
Nhiều chủ xe quan niệm, mưa kéo dài thì để trời nắng thì mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công sức, chi phí. Tuy nhiên, điều đó lại rất có hại đối với một số bộ phận dưới gầm xe- nơi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi nước mưa và bùn đất.
Các chi tiết dưới gầm thường được chống gỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng bị mất dần đi. Khi bùn đất hoặc nước bẩn có axit bám vào sẽ làm xảy ra quá trình oxy hóa. bên cạnh đó bùn để bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, ro-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà lên bề mặt, tệ hại nhất là làm các khớp này bị kẹt cứng.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí điều này vẫn hoàn toàn có thể, bạn không cần mang ra tiệm mà cũng có thể tự chủ động dùng vòi xịt vị trí gầm cho hết bùn đất, gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô thì càng hạn chế được phản ứng điện ly.
Hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi trời mưa bởi chúng cũng được thiết kế ở vị trí thấp khiến bùn đất dễ dàng xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên dưới trời mua, công với hơi nóng của động cơ cũng khiến cho xe nhanh chóng bị oxi hóa. Thế nhưng, với những xe ít sử dụng vấn đề cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vì để lâu nước cũng sẽ ngấm vào, ăn mòn các chi tiết, gây ra han gỉ. Hiện tượng điển hình cho bộ phận dễ hỏng khi gặp nước là phanh này chính là kẹt cứng phanh, phanh nhả chậm.
Hệ thống dây curoa
Cũng là một trong những bộ phận dễ hỏng khi gặp nước bởi dây curoa đặt ở vị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn đất, nước bám vào gây hiện tượng trượt đai. Hiện tượng này sẽ gây ra tiếng gió rít khó chịu ở xe, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn đến trục trặc.
Bác tài có thể dùng mắt thường để kiểm tra, nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi ,máy đã nguội, động cơ đã tắt.
Cần gạt nước
Ở vị trí cao đắc địa, lại có chức năng chính là gạt nước trên kính nhưng đây cũng được xếp vào hàng các bộ phận dễ hỏng khi gặp nước mà đặc biệt là “dầm mưa” quá lâu. Cần gạt nước hỏng hoặc không còn khả năng vận hành đúng tiêu chuẩn sẽ gây ra đọng nước, xước kính lái. Vì thế mà nhà sản xuất khuyên rằng chúng ta nên thay bộ phận này sau 12 đến 18 tháng.
Dấu hiệu cho thấy cần gạt nước bị hỏng đó là những tiếng kêu xuất phát từ giữa lưỡi cao su và kính. Tiếp theo có thể xuất hiện hiện tượng cần rung chứng tỏ lớp cao su bị hỏng hay quá trình lắp cần vào trục không đúng cách. Bên cạnh đó, lưỡi cao su quá mòn thường bị nứt, gãy còn trong trường hợp bạc màu chứng tỏ đã hóa cứng.
Khi bộ phận này có vấn đề bạn chỉ cần thay cần gạt hoặc thay lưỡi cao su, đồng thời chăm chỉ vệ sinh cát bụi bằng vải hoặc khăn mềm vì đôi khi di chuyển trời mưa dễ dàng khiến bùn bẩn bắn lên kính.
Nhìn chung, trời mưa tạo điều kiện để các bộ phận dễ hỏng khi gặp nước, dùng gì cũng cần bảo dưỡng, chăm sóc, nhất là với một sản phẩm đắt đỏ như ô tô. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp cho bác tài luôn có những chuyến đi an toàn, xe như mới.