Giờ tan tầm, mọi người hối hả trở về nhà, khi trời bắt đầu đổ mưa, tôi gọi một chiếc taxi và 5 phút sau, một bác tài có quả đầu trọc lóc và một nụ cười tươi roi rói xuất hiện.
Xe lăn bánh cũng là lúc bác tài quay sang trò chuyện với tôi. Khác với vẻ ngoài “hầm hố” của mình, anh Đào Đăng Hiển (46 tuổi, TP.HCM) lại có một cách nói chuyện rất hài hước và thú vị. Tôi chưa kịp cười với câu chuyện này của anh thì lại cảm thấy thấm thía với những câu nói đầy chất đời của người tài xế này. Cứ thế tôi dường như bị cuốn vào 1001 câu chuyện của anh lúc nào không hay và bất chợt quên rằng mình đang khá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài.
Chiếc xe lăn bánh, cũng là lúc anh Hiển hào hứng chia sẻ với hành khách những câu chuyện “rất đời” của mình.
Bấm còi từ xa để “báo động” cho người dân khi nhận nhiệm vụ dẹp hàng rong
Cách đây 20 năm, anh Hiển công tác trong lực lượng quân sự tại phường 6, quận 3, TP.HCM. Anh kể lại rằng công việc hàng ngày của anh là lái xe đi dẹp các hàng quán lấn chiếm vỉa hè. “Mọi người như thế nào thì anh không biết nhưng anh luôn đặt mình vào hoàn cảnh của những người buôn bán. Ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình, nếu như đột nhiên mình bị tịch thu tất cả công cụ mưu sinh thì sẽ sống như thế nào” – anh tâm sự.
Chính vì thế mà mỗi lần đi kiểm tra anh thường cố tình hú còi từ xa để đánh động cho mọi người biết mà dọn dẹp. Lúc đó, mấy anh trong đơn vị thấy lạ nên hỏi: “Ê mày bấm còi báo động người dân hả?”. Anh nói lại: “Ê! Ê! Tui bấm còi để xin đường nhen, chứ không có báo động ai hết nhen”.
Lần nọ bên phường bắt về khá nhiều xe hàng rong ở khu vực hồ Con Rùa. Trong đó có một người phụ nữ trẻ cứ khóc mãi, hỏi ra thì anh Hiển mới biết cô này đang mang thai mà nhà thì lại vô cùng khó khăn. Thế là anh đánh liều vào gặp sếp để xin lại xe hàng cho cô này.
Anh kể: “Anh vào trình bày với sếp về hoàn cảnh của cô này rồi xin sếp âm thầm trả lại chiếc xe, tránh để những người khác biết mà phân bì, kiện tụng. Sau khi sếp đồng ý, anh ra gặp cô kia bảo: Về nhà đi, ngày mai tui đem xe đến nhà trả lại”.
Chuyện mất dép vì… xông pha bắt cướp
Làm việc trong phường được 11 năm thì anh Hiển xin nghỉ để chuyển sang nghề lái xe. Công việc tuy không đem lại quá nhiều tiền nhưng cũng giúp anh chăm lo cho cuộc sống của vợ con. Và mặc dù đã không còn làm việc trong lực lượng bảo vệ an ninh, nhưng thi thoảng gặp những trường hợp cướp giật, anh Hiển vẫn sẵn sàng ra tay để bảo vệ người bị hại.
Lần đó anh Hiển vừa về đến nhà thì bỗng nghe một tiếng động lớn, bất giác anh quay lại xem thì thấy mọi người đang truy hô đuổi theo một tên cướp. “Anh không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức bỏ dép chạy theo bắt tên cướp” – anh Hiển kể.
Ngay khi thấy tên cướp có ý định chạy vào phía cư xá đối diện, anh Hiển đã nhanh chóng chạy theo đường tắt để đón đầu. Vài phút sau, anh Hiển và tên cướp giáp mặt nhau. Tên cướp nhanh tay giật lấy hai ly thủy tinh trong quán cà phê gần đó, hắn cầm chặt hai quai và đập hai chiếc ly vào nhau để lấy những mảnh vỡ tấn công anh Hiển.
Anh gọi mình là một hiệp sĩ thầm lặng, không thuộc tổ chức hay chính quyền, chỉ là thấy người bị nạn thì ra tay giúp thôi.
Tên cướp ném 1 chiếc ly về phía anh Hiển, nhưng anh là dân có võ nên đã nhanh chóng lấy chiếc bàn nhựa trong quán để đỡ. Lợi dụng lúc đó, tên cướp nhanh chóng tẩu thoát. Tên cướp chạy ra phía đường lớn, nơi chiếc xe máy của hắn đang dựng ở đó. Lúc đó có một chú xe ôm lao đến ôm lại thì bị tên cướp dùng ly thủy tinh cứa đứt tay.
Thấy tên cướp leo lên xe chuẩn bị nổ máy chạy, anh lao tới xô hắn ngã xuống. Cả anh cả tên cướp và chiếc xe nằm bẹp dưới đất. Tên cướp vùng vẫy, hắn dùng ly thủy tinh cứa vào bụng khiến anh chảy máu khá nhiều. Lúc đó mọi người xung quanh vẫn đứng im, anh la lớn: “Xông vào trói tay nó lại!”.
Sau khi lực lượng chức năng có mặt bắt giữ tên cướp, anh Hiển nói rằng anh rất muốn đến đấm vào mặt tên cướp 1 cái cho hả dạ, “Nhưng anh là con nhà võ, lúc đó tâm anh tĩnh lại, anh nghĩ mình không nên tấn công người đã không còn khả năng phòng vệ. Mà buồn cười cái là bắt cướp xong xuôi, về nhà phát hiện bị mất đôi dép mới mua 70 ngàn, mà ngay trước nhà anh luôn mới ghê chứ. Đúng là đời (cười)”.
Anh “tài trọc” được “10 sao” trong lòng hành khách
Vì những câu chuyện hóm hỉnh, vui nhộn mà lại gần gũi như thế, nên hầu như vị khách nào sau khi đi chuyến xe đều chấm cho anh trọn 5 sao. Họ cũng để lại những phản hồi rất dễ thương và phong cho anh là anh “Tài trọc” 10 sao.
Hầu như những hành khách đi xe của anh Hiển đều có những lời nhận xét rất tốt về anh. Ai cũng đều thích những câu chuyện mà anh kể.
Tiếp tục những câu chuyện, anh Hiển kể rằng lần nọ anh thèm nho Mỹ, nên bảo vợ: “Vợ ơi! Anh thèm nho Mỹ quá! Vợ mua về cho cả nhà ăn đi”. Vợ anh trả lời: “Trời đất ơi! Nho Mỹ mắc lắm, thôi để em ra chợ mua mấy loại nho rẻ rẻ cho đỡ tốn tiền”.
“Đó em thấy không, lúc sống đòi ăn nho Mỹ thì la mắc không mua, đi mua nho rẻ tiền trôi nổi về ăn rồi có ngày ra đi sớm. Xong rồi chết thì mua nho Mỹ về cúng. Ủa rồi lúc đó có ăn được đâu mà cúng chi đồ xịn dữ vậy. Bởi suy nghĩ gì mà lạ lùng” – anh Hiển hóm hỉnh chia sẻ.
Giờ tan tầm, mọi người hối hả trở về nhà, khi trời bắt đầu đổ mưa, tôi gọi một chiếc taxi và 5 phút sau, một bác tài có quả đầu trọc lóc và một nụ cười tươi roi rói xuất hiện.
Xe lăn bánh cũng là lúc bác tài quay sang trò chuyện với tôi. Khác với vẻ ngoài “hầm hố” của mình, anh Đào Đăng Hiển (46 tuổi, TP.HCM) lại có một cách nói chuyện rất hài hước và thú vị. Tôi chưa kịp cười với câu chuyện này của anh thì lại cảm thấy thấm thía với những câu nói đầy chất đời của người tài xế này. Cứ thế tôi dường như bị cuốn vào 1001 câu chuyện của anh lúc nào không hay và bất chợt quên rằng mình đang khá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài.
Chiếc xe lăn bánh, cũng là lúc anh Hiển hào hứng chia sẻ với hành khách những câu chuyện “rất đời” của mình.
Bấm còi từ xa để “báo động” cho người dân khi nhận nhiệm vụ dẹp hàng rong
Cách đây 20 năm, anh Hiển công tác trong lực lượng quân sự tại phường 6, quận 3, TP.HCM. Anh kể lại rằng công việc hàng ngày của anh là lái xe đi dẹp các hàng quán lấn chiếm vỉa hè. “Mọi người như thế nào thì anh không biết nhưng anh luôn đặt mình vào hoàn cảnh của những người buôn bán. Ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình, nếu như đột nhiên mình bị tịch thu tất cả công cụ mưu sinh thì sẽ sống như thế nào” – anh tâm sự.
Chính vì thế mà mỗi lần đi kiểm tra anh thường cố tình hú còi từ xa để đánh động cho mọi người biết mà dọn dẹp. Lúc đó, mấy anh trong đơn vị thấy lạ nên hỏi: “Ê mày bấm còi báo động người dân hả?”. Anh nói lại: “Ê! Ê! Tui bấm còi để xin đường nhen, chứ không có báo động ai hết nhen”.
Lần nọ bên phường bắt về khá nhiều xe hàng rong ở khu vực hồ Con Rùa. Trong đó có một người phụ nữ trẻ cứ khóc mãi, hỏi ra thì anh Hiển mới biết cô này đang mang thai mà nhà thì lại vô cùng khó khăn. Thế là anh đánh liều vào gặp sếp để xin lại xe hàng cho cô này.
Anh kể: “Anh vào trình bày với sếp về hoàn cảnh của cô này rồi xin sếp âm thầm trả lại chiếc xe, tránh để những người khác biết mà phân bì, kiện tụng. Sau khi sếp đồng ý, anh ra gặp cô kia bảo: Về nhà đi, ngày mai tui đem xe đến nhà trả lại”.
Chuyện mất dép vì… xông pha bắt cướp
Làm việc trong phường được 11 năm thì anh Hiển xin nghỉ để chuyển sang nghề lái xe. Công việc tuy không đem lại quá nhiều tiền nhưng cũng giúp anh chăm lo cho cuộc sống của vợ con. Và mặc dù đã không còn làm việc trong lực lượng bảo vệ an ninh, nhưng thi thoảng gặp những trường hợp cướp giật, anh Hiển vẫn sẵn sàng ra tay để bảo vệ người bị hại.
Lần đó anh Hiển vừa về đến nhà thì bỗng nghe một tiếng động lớn, bất giác anh quay lại xem thì thấy mọi người đang truy hô đuổi theo một tên cướp. “Anh không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức bỏ dép chạy theo bắt tên cướp” – anh Hiển kể.
Ngay khi thấy tên cướp có ý định chạy vào phía cư xá đối diện, anh Hiển đã nhanh chóng chạy theo đường tắt để đón đầu. Vài phút sau, anh Hiển và tên cướp giáp mặt nhau. Tên cướp nhanh tay giật lấy hai ly thủy tinh trong quán cà phê gần đó, hắn cầm chặt hai quai và đập hai chiếc ly vào nhau để lấy những mảnh vỡ tấn công anh Hiển.
Anh gọi mình là một hiệp sĩ thầm lặng, không thuộc tổ chức hay chính quyền, chỉ là thấy người bị nạn thì ra tay giúp thôi.
Tên cướp ném 1 chiếc ly về phía anh Hiển, nhưng anh là dân có võ nên đã nhanh chóng lấy chiếc bàn nhựa trong quán để đỡ. Lợi dụng lúc đó, tên cướp nhanh chóng tẩu thoát. Tên cướp chạy ra phía đường lớn, nơi chiếc xe máy của hắn đang dựng ở đó. Lúc đó có một chú xe ôm lao đến ôm lại thì bị tên cướp dùng ly thủy tinh cứa đứt tay.
Thấy tên cướp leo lên xe chuẩn bị nổ máy chạy, anh lao tới xô hắn ngã xuống. Cả anh cả tên cướp và chiếc xe nằm bẹp dưới đất. Tên cướp vùng vẫy, hắn dùng ly thủy tinh cứa vào bụng khiến anh chảy máu khá nhiều. Lúc đó mọi người xung quanh vẫn đứng im, anh la lớn: “Xông vào trói tay nó lại!”.
Sau khi lực lượng chức năng có mặt bắt giữ tên cướp, anh Hiển nói rằng anh rất muốn đến đấm vào mặt tên cướp 1 cái cho hả dạ, “Nhưng anh là con nhà võ, lúc đó tâm anh tĩnh lại, anh nghĩ mình không nên tấn công người đã không còn khả năng phòng vệ. Mà buồn cười cái là bắt cướp xong xuôi, về nhà phát hiện bị mất đôi dép mới mua 70 ngàn, mà ngay trước nhà anh luôn mới ghê chứ. Đúng là đời (cười)”.
Anh “tài trọc” được “10 sao” trong lòng hành khách
Vì những câu chuyện hóm hỉnh, vui nhộn mà lại gần gũi như thế, nên hầu như vị khách nào sau khi đi chuyến xe đều chấm cho anh trọn 5 sao. Họ cũng để lại những phản hồi rất dễ thương và phong cho anh là anh “Tài trọc” 10 sao.
Hầu như những hành khách đi xe của anh Hiển đều có những lời nhận xét rất tốt về anh. Ai cũng đều thích những câu chuyện mà anh kể.
Tiếp tục những câu chuyện, anh Hiển kể rằng lần nọ anh thèm nho Mỹ, nên bảo vợ: “Vợ ơi! Anh thèm nho Mỹ quá! Vợ mua về cho cả nhà ăn đi”. Vợ anh trả lời: “Trời đất ơi! Nho Mỹ mắc lắm, thôi để em ra chợ mua mấy loại nho rẻ rẻ cho đỡ tốn tiền”.
“Đó em thấy không, lúc sống đòi ăn nho Mỹ thì la mắc không mua, đi mua nho rẻ tiền trôi nổi về ăn rồi có ngày ra đi sớm. Xong rồi chết thì mua nho Mỹ về cúng. Ủa rồi lúc đó có ăn được đâu mà cúng chi đồ xịn dữ vậy. Bởi suy nghĩ gì mà lạ lùng” – anh Hiển hóm hỉnh chia sẻ.
“Bữa nọ có cô bạn anh đến gặp anh khóc quá chừng, anh phải ngồi an ủi thiệt lâu cổ mới nguôi ngoai đấy. Em biết cổ buồn chuyện gì không. Chuyện đánh ghen” – anh Hiển bắt đầu kể.
Cô bạn anh Hiển là một người làm việc trong lĩnh vực bất động sản, khá giàu. Dạo gần đây, cô phát hiện chồng mình đang có dấu hiệu ngoại tình. Thế là cô cho người theo dõi và biết chắc là anh này đang léng phéng với bồ nhí. Anh Hiển bảo: “Trên đời này làm người tốt mới khó, chứ làm người xấu dễ lắm! Chỉ cần bước ra đường cầm cái ly ném vào người khách cũng trở thành người xấu rồi”.
Sau khi nắm được thông tin hai người đang ở trong khách sạn, cô này liền đến để bắt quả tang. “Mà trời ơi em biết sao không, lúc mở cửa ra thì cô vợ mới tá hỏa khi thấy chồng mình đang nằm với một người đàn ông khác. Là một người đàn ông. Cô bạn anh khóc nói rằng em cay đắng lắm, thà người nằm đó là một cô gái thì em đã không đau đến mức này. Đấy, việc người chồng che dấu giới tính đã dẫn đến biết bao nhiêu chuyện đau lòng” – anh Hiển trầm tư.
Vì đang là giờ tan tầm nên đường xá khá đông đúc. Anh Hiển chầm chậm lái xe nhưng đặc biệt không cố tranh giành đường. Anh bảo thật ra nếu mọi người nhường nhau một chút thì sẽ đỡ kẹt xe hơn, thế nên mình cứ nhường họ thấy rồi từ từ họ làm theo.
Anh cũng tâm sự: “Ra đường nếu gặp người bị nạn mà nếu không có công việc gấp thì anh sẽ dừng lại xem có giúp được họ không, Vì biết đâu người đang nằm đó có thể là bạn bè, người thân hay thậm chí là cha là mẹ, và vợ con của mình”.
Nghe những câu chuyện của anh Hiển, người ta bất chợt nhìn thấy hình ảnh của mình ở đâu đó, rồi vô tình suy nghĩ vu vơ về những điều mình đã từng làm. Có những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Cuộc sống này vốn luôn phức tạp như thế. Thôi thì cứ vui, cứ cười và yêu nghề như bác taxi mà tôi đã may mắn trò chuyện trong buổi chiều mưa hôm ấy.