Nổ lốp ô tô là tình trạng không hề hiếm gặp mà không phải ai cũng biết cách để xử lý, nhất là những lúc đang di chuyển giữa đường khó có thể tìm được một quán sửa xe hay việc gọi cho cứu hộ mất quá nhiều thời gian của bạn. Vậy thì xem ngay các bước xử lý ô tô bị nổ lốp dưới đây để có thể ứng phó kịp thời trong các tình huống bất ngờ.
Nguyên nhân ô tô nổ lốp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì thế mà các bạn cần biết được nguyên nhân khiến ô tô bị nổ lốp để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro này khi đang di chuyển trên đường.
Đầu tiên, có thể là do lốp ô tô bị thiếu hơi. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xe bị nổ lốp. Theo nguyên lý hoạt động của xe, áp suất không khí trong lốp xe có nhiệm vụ nâng đỡ toàn chiếc xe và các hành khách ngồi bên trong. Nếu lốp ô tô thiếu hơi có nghĩa là bánh xe phải nhận nhiệm vụ nặng nề hơn bao gồm cả các phần khác của lốp như dây thép, cao su, gai lốp,…
Tiêp theo, có thể là do ô tô chở quá tải, tức là đặt lốp xe vào tình trạng “giới hạn tải trọng cực đại” hay đơn giản như việc ô tô phải di chuyển quá nhiều qua các đoạn ổ gà, ổ voi, sức ép từ mặt đường sẽ khiến nổ lốp xe nhanh chóng hơn.
Nhiều lúc, các bác tài ôm cua gấp ở tốc độ cao cũng khiến lốp ô tô nhanh chóng bị mòn và nỗ hơn. Đặc biệt, cần chú ý kiểm tra tình trạng lốp thường xuyên, tránh để lốp xe quá cũ.
Có hàng loạt nguyên nhân khiến nổ lốp xe, nếu không biết cách xử lý ô tô bị nổ lốp, các bác tài khó có thể chủ động trên những chuyến đi.
Cách xử lý ô tô bị nổ lốp
Khi ô tô bị nổ lốp, các bác tài chú ý cần thực hiện các việc sau để đảm, bảo an toàn cũng như tránh tối đa các thiệt hại đáng tiếc:
Bước 1: Khi biết ô tô đã bị nổ lốp, các bác tài cần nhả chân ga từ từ
Bước 2: Chỉnh vô lăng để giữ cho ở tình trạng ổn định, khi xe đã ổn định từ từ giảm tốc độ và hướng xe về phía có đỗ xe an toàn
Bước 3: Khi xe dừng hẳn cần tìm một cành cây hay biển báo để cảnh báo cho các xe khác đang lưu thông cùng trên đường, sau đó tiến hành thay lốp xe
Bước 4:
+ Đặt kích nâng xe, vị trí đặt kích thường là sau bánh trước hoặc bánh sau 15-20 cm trên khung xe.
+ Tháo ốc theo hình ngôi sao: Khi tháo hay lắp ốc các bác tài cần lưu ý quy tắc theo kiểu cánh sao và không xoay theo chiều kim đồng hồ.
+ Đặt lốp dưới gầm xe: Để tránh tính huống gặp phải kích có vấn đề hoặc xe bị độ bất ngờ, tài xế nên đặt lốp xe dự phòng ở dưới gầm xe.
+ Chỉ thay lốp dự phòng khi bắt buộc để hoàn thành chặng đường: vì thực tế lốp dự phòng thường không đạt tiêu chuẩn như lốp chính và tốc độ tối đa cho phép khoảng 80km/h. Vì thế mà các bác tài sau khi thay lốp dự phòng nên di chuyển chậm và đến ngay cơ sở sửa chữa gần nhất để tiến hành thay mới.
Lưu ý: Các bác tài cần đặc biệt khéo léo khi xử lý ô tô bị nổ lốp, nếu đang đi bị nổ bất ngờ không được vội vàng phanh gấp, sẽ khiến ô tô bị nổ lốp mất cân bằng cà càng khó kiểm soát hơn. Cũng không được rời chân ga đột ngột bởi trọng lượng từ bánh sau được chuyển lên bánh trước, dễ dàng khiến xe trở nên chao đảo, có nguy cơ bị lật.
Nhìn chung, kỹ năng xử lý ô tô bị nổ lốp không quá phức tạp, chỉ cần các bác tài lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn tránh xe bị lật hoặc đổ. Chúc mọi người luôn có những chuyến đi an toàn.