Câu chuyện đi mưa không đơn giản như đa số các bác tài vẫn nghĩ “Mưa đi để rửa xe”. Trong nước mưa có chứa nhiều axit, chưa kể đi đường bùn, đất, cát bắn vào làm han gỉ nhiều chi tiết, nếu không bảo dưỡng xe sau khi đi mưa chắc chắn lâu ngày chiếc “xế cưng” của bạn sẽ xuống cấp nhanh chóng.
Tại sao phải bảo dưỡng xe sau khi đi mưa
Một số cho rằng “mưa, rửa xe càng sạch”, còn một số khác lại nghĩa rằng “mưa suốt, cho bẩn thể, nắng thì rửa”, nhưng quy tụ lại đều vì mục đích tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí. Đúng là tiết kiệm thật, nhưng xét về lâu về dài thì chắc chắn đây không phải là một giải pháp tiết kiệm chút nào bởi độ bền xe sẽ nhanh chóng giảm sút sau mỗi lần lội nước, lội bùn.
Các chi tiết bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến như gầm xe, khi bùn đất hoặc nước bẩn bắn vào, axit trong nước mưa tích tụ xảy ra quá trình oxi hóa gây hoen gỉ. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, ro- tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt chà lên bề mặt các chi tiết, tệ hơn nếu quá nhiều bùn dính vào còn có thể gây kẹt cứng các khớp.
Không cần quá cầu kỳ, chỉ với một vào thao tác đơn giản ngay tại nhà bác tài cũng có thể làm sạch xe sau mưa nhanh chóng. Gầm càng sạch, càng nhanh không thì xe càng hoạt động tốt, các chi tiết còn lại đợi hết mưa vê sinh tổng thể cũng được.
Một số bộ phận đáng chú ý của ô tô sau khi đi mưa
Rửa xe, làm sạch xe là điều tất yếu, nhưng bác tài vẫn cần bảo dưỡng xe sau khi đi mưa với một số bộ phận quan trọng khác như:
– Bảo dưỡng hệ thống phanh: cơ cấu phanh, mai-ơ của bánh xe là những chi tiết dễ bị ảnh hưởng sau khi đi mưa nhất bởi chúng ở vị trí thấp nhất, nước và bùn đất dễ xâm nhập. Nếu với những chiếc xe được sử dụng thường xuyên thì không mấy lo ngại, gió lùa liên tục công với hơi nóng dưới gầm xe khiến nước bay hơi nhanh chóng, giảm khả năng bị oxi hóa các chi tiết. Nhưng ngược lại với xe ít sử dụng, vấn đề này sẽ thực sự nghiêm trọng, nước ngấm vào, phản ứng oxi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết gây ra rỉ sét, hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh hoặc phanh nhả chậm.
– Kiểm tra dây curoa: dây curoa thường được đặt ở vị trí thấp, trong không khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước khi bám vào gây nên hiện tượng trượt dài. Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng, nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện sẽ dẫn đến hàng loạt những trục trặc khác. Bác tài có thể dùng mắt thường để kiểm tra, nếu phát hiện dây có nước hay dính bùn đất, dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội tránh trường hợp gây bỏng cho bản thân.
– Một số bộ phận khác như: cần gạt nước, cửa kính nên được lau chùi sạch sau mỗi lần di chuyển dưới mưa về, nội thất xe cần được hong khô tránh ẩm mốc, gây mùi.
Nhìn chung, xe mình thì mình chăm sóc chẳng có gì là sai, sắm một chiếc xe hơi đâu phải dễ đối với nhiều người. Bảo dưỡng định kỳ thôi chưa đủ, bảo dưỡng sau khi đi mưa, bảo dưỡng sau chuyến đi dài,…mới đảm bảo cho độ bền của xe. Hy vọng những chia sẻ phía trên của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin hữu ích đến với mọi người.