Bảo dưỡng xe định kỳ và cách tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ cho “xế”, trong đó đừng quên theo dõi tình trạng bugi ô tô để có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh nhanh một số “bệnh” vừa gây nguy hiểm cho xe, vừa nguy hiểm cho tài xế và hành khách. Nếu thấy bugi có những triệu chứng như đề cập ở dưới thì chắc chắn xe bạn đang có vấn đề rồi, xem ngay ở đây bác tài nhé.
7 dấu hiệu cho thấy bigi ô tô có vấn đề
1.Tự nhiên thấy tốn nhiên liệu hơn
Các bác tài nên chú ý theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu của xe nếu thấy giảm bất thường thì vấn đề đầu tiên mà mọi người nên nhớ đến ngay đó là do bugi. Vì mô-đun điều khiển động cơ ( ECM ) không kiểm soát được cường độ tia lửa hoặc hàm lượng oxy nên phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt cháy kém.
2. Động cơ không nổ
Tình trạng này thường xảy ra khi bugi không thể đốt cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu. Nguyên nhân có thể là bugi bị bào mòn, nhiễm bẩn, dây bugi bị nứt hoặc các vấn đề khác.
3. Đèn động cơ có dấu hiệu bất thường
Đối với nhiều người, đèn động cơ có thể là dấu hiệu duy nhất cho thấy động cơ xe của bạn có vấn đề về bugi. ECM nhạy hơn nhiều so với bác tài và có thể phát hiện sự không đốt cháy trong xi lanh, sau đó phát ra các tín hiệu bất thường để cảnh báo.
4. Khó khăn trong khởi động xe
Động cơ không nổ là một chuyện, nhưng khi bugi ô tô có vấn đề thì động cơ nổ nhưng xe ì ạch lại là chuyện đau đầu hơn. Đánh lửa đúng lúc động cơ nguội lạnh sẽ khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn để bì đắt cho sự bay hơi kém. Điều này có thể khiến bugi bị bào mòn, gặp khó khăn khi đánh lửa, chính vì thế mà việc khởi động xe sẽ trở nên khó khăn hơn.
5. Xe rung hơn khi ở chế độ nghỉ
Ở chế độ nghỉ các vấn đề của bugi ô tô có thể dễ nhận biết hơn, ví dụ như xe rung động hơn. Về cơ bản, sự không đốt cháy xi lanh chỉ xảy ra ở chế độ nghỉ.
6. Hiệu suất hoạt động kém
Khi xe tăng tốc, bugi yêu cầu đặc biệt để cung cấp tia lửa đủ mạnh để đốt cháy nhiên liệu nhiều hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn. Bugi bị hỏng hoặc dây đánh lửa bị yếu có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu.
7. Phản ứng động cơ chậm
Tức là động cơ thường không phản ứng ngay lập tức với tín hiệu khởi động từ người lái xe. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng khi vận hành động cơ lại hoạt động không đều, máy nổ lúc khỏe lúc yếu, gây ra hiện tượng xe giật bất ngờ có thể cho biết bugi ô tô của bạn đang có vấn đề.
Tự thay bugi tại nhà đơn giản
Phát hiện thấy xe có những dấu hiệu bất thường như ở trên thì tốt nhất bác tài nên kiểm tra bugi đầu tiên, hỏng cái thay liền vì cũng không tốn quá nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà với các bước như sau:
1. Xác định vị trí, tiếp cận bugi ô tô: bác tài có thể sẽ phải tháo bỏ một số bộ phận khác như nắp động cơ, tấm chắn nhiệt hoặc xupap nạp để nhìn thấy bugi.
2. Tháo dây bugi hoặc dây đánh lửa: Trước khi tháo dây, nên sử dụng băng dính hay dụng cụ nào đó để đánh dấu vị trí, nếu không khi lắp sai bugi sẽ không đánh lửa đúng thứ tự. Sau đó mới thay dây bị mòn ra.
3. Thổi ống bugi: Các mảnh vụn có xu hướng tích tụ trong các ống bugi không được bảo vệ. Khí nén là một ý tưởng tốt để loại bỏ bụi bẩn và ngăn không có bụi bẩn rơi vào xi lanh khi tháo bugi.
4. Tháo bugi: Bác tài sử dụng công cụ chuyên dụng để tháo, có thể mua ngoài các đại lý để dùng cho nhiều lần tiếp theo
5. Làm sạch bugi mới
6. Thiết lập khoảng cách điện cực bugi: Hầu hết bugi ô tô mới đều đã được thiết lập sẵn khoảng cách điện cực nhưng bạn vẫn nên kiểm tra và điều chỉnh khoảng cách này theo đúng hướng dẫn để chắc chắn.
7. Tra dầu bôi trơn cho bugi mới
8. Lắp bugi mới vào đúng vị trí: Bác tài có thể quay bugi ô tô bằng tay cũng được cho đến khi thấy chặt. Loại bugi có gioăng thường chỉ cần vặn một phần tư đến nửa vòng là chặt, trong khi đó loại không gioăng phải vặn 16 vòng.
9. Lắp lại các bộ phận khác theo đúng thứ tự
Cuối cùng bác tài hãy nổ máy để cảm nhận, nếu không còn thấy các dấu hiệu như khó nổ máy, xe chạy giật,…thì xin chúc mừng các bác tài đã tự xử lý xong tình trạng xe của mình. Nhìn chung, chủ động bảo dưỡng xế là không bao giờ thừa mà bugi ô tô còn được xếp vào loại dễ thay thế kiểm tra, giá hợp lý.