Tổng hợp 6 quy định mới nhất của Luật giao thông đường bộ 2019

Liên tiếp những cuộc họp Quốc hội, những dự thảo Luật giao thông đường bộ được sửa đổi để nhằm có được một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Tổng hợp 6 mức phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ 2019 theo Nghị định 46/2016 NĐ-CP phổ biến nhất mà các bác tài không thể bỏ qua vì chắc chúng có thể giúp ích được cho bạn trong nhiều trường hợp. Hãy đọc để ghi nhớ hoặc lưu lại để dùng khi cần thiết nhé mọi người.

mức phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ

 

Quy định về đèn vàng

Tại khoản 3, Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng . Trong đó quy định về đèn xanh và đèn đỏ vẫn luôn không đổi, gặp đèn đỏ thì dừng lại trước vạch và đèn xanh là được phép di chuyển. Còn khi gặp đèn vàng thì nhiều người vẫn không hề nắm được các ứng xử sao cho đúng với Luật giao thông đường bộ.

Cụ thể, nếu đèn vàng nhấp nháy thì bạn được đi tiếp nhưng phải giảm tốc độ, quan sát cẩn thận trước khi qua đường và nhường đường cho người đi bộ. Gặp đèn vàng bình thường ( không nháy) thì bắt buộc người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch nhưng nếu đã đi quá vạch dừng thì có thể được đi tiếp.

Nếu cố tình vi phạm, trường hợp xe ô t và các loại xe tương tự ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt từ 1.200.00- 2.000.000 đồng, đồng thời bạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1- 3 tháng nếu gây ra tai nạn. 

Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi

Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi, trong đô thị nơi đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chủ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Khi vượt phải vượt về phía bên trái, trừ khi xe đang đi phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang đi bên trái, khi xe điện đang đi giữa đường, khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt trái được.

Nếu cố tình vi phạm trường hợp bấm còi không đúng thời gian và nơi quy định gây ồn ào mất trật tự sẽ bị phạt tiền từ 150.00 đến 250.000 đồng, đồng thời bị phạt từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng nếu vượt trong các trường hợp cấm vượt, vượt không có tín hiệu báo trước và vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép.

7 nơi không được lùi xe

Tại điều 16 quy định rõ các điểm tài xế không được lùi xe như sau:

– Các khu vực có biển báo cấm lùi

– Đường bộ có phần đường dành cho người đi bộ qua đường

– Nơi đường bộ giao nhau

– Nơi đường bộ giao với đường sắt

– Nơi có tầm nhìn che khuất

– Trong hầm đường bộ

– Đường cao tốc

Với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ này, người điều khiển xe ô tô hoặc các phương tiện tương tự xe ô tô vi phạm vào các quy định trên thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000- 400.000 đồng.

Dừng đỗ xe cách lề đường không quá 0,25m

Nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau: Phải cho xe dừng, đỗ sát lề đường hè phố bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không đường dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm đường điện thoại, đường cao thế chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Mức xử phạt theo Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định về việc dừng đỗ xe sai quy định ( dừng trên phần đường quy định, hè phố bên phải, dừng trên miệng cống,…) sẽ phải nộp phạt hành chính từ 300.000- 400.000 đồng.

Xe chữa cháy được đi trước tiên

Theo quy định mới Luật giao thông đường bộ về thứ tự các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác sau đó mới đến xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương, xe hộ đẻ, xe đi khắc phục thiên tai, xe đoàn tang.

Khi có tín hiệu của xe ưu tiên ( còi, đèn, biển bảng) thì các phương tiện dừng tham gia lưu thông trên đường phải giảm tốc độ, tránh sang bên phải để nhường đường.

Mức phạt cho bác tài vi phạm sẽ từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, được quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 5 của Nghị định 46.

Quy định về tốc độ tối đa cho phép trên một số tuyến đường

Tại điều 6, điều 7, Thông tư 95 TT/BCA quy định cụ thể về tốc độ tối đa được cho phép của các loại phương tiện như sau:

– Khu vực đông dân cư ( trừ xe máy và các xe chuyên dùng ) thì tốc độ tối đa cho phép là khoảng 60km/h trên đường đôi và 50 km/h với đường hai chiều không có dải phân cách, đường một chiều có một làn.

– Ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép là 90 km/h nếu là ô tô con, ô tô đến 30 chỗ, 80km/h nếu là ô tô trên 30 chỗ nếu là đường đôi, nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, tốc độ tương ứng của các loại xe là 80 km/h và 70 km/h.

Các mức phạt vượt quá tốc độ của xe ô tô cũng có nhiều mức khác nhau và đặc biệt nặng, ví dụ khi bạn vượt từ 20km/h đến 35 km/h bác tài có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng- 6.000.000 đồng và có thể bị phạt tước GPLX từ 1-3 tháng. 

Có một số điều luật mà bác tài không thể không nắm rõ, đây đều là các lỗi cơ bản rất dễ mắc phải, nếu chẳng may có bị tuýt còi thì vẫn có thể hiểu rõ về các quy định, mức phạt mà mình phải chịu. 

Tin Liên Quan