Điều hòa ô tô là một trong những trang bị quan trọng trên xe quyết định đến trải nghiệm của người dùng. Đồng thời đây không chỉ là một tiện nghi mà còn có ảnh hưởng lớn đến độ bền của xe cũng như sức khỏe của người lái và hành khách. Khi sử dụng xe có một số trường hợp nên tắt điều hòa để đảm bảo tiết kiệm và an toàn cho xe cũng như người sử dụng. Cụ thể như thế nào mời các bạn tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Nên tắt điều hòa trước khi tắt máy
Đây có lẽ là lời khuyên được không ít bác tài có kinh nghiệm chia sẻ, bởi việc tắt điều hòa trước khi tắt máy xe để khi khởi động lại chiếc xe sẽ không phải “cõng” thêm cả điều hoà từ đó có thể giảm bớt tiêu hao nhiên liệu và điện ắc quy.
Thực tế, việc bật hay tắt điều hòa vốn không ảnh hưởng đến phần cứng của xe, bởi EUC của hầu hết các đời mới đều sẽ tự động tắt các hệ thống hỗ trợ để tập trung điện cho động cơ khi khởi động. Bạn có thể tự kiểm chứng điều này thông qua việc đề nổ xe, bởi dù vẫn bật công tắc điện nhưng các chi tiết như đèn xe, radio sẽ tự động ngắn một vài giây khi đề nổ, ở trường hợp này cũng tương tự. Nhưng không phải ai cũng có khả năng sở hữu một chiếc xe đời mới.
Trường hợp nên tắt điều hòa trước khi tắt máy xe vẫn là điều cần thiết để tốt cho động cơ và chính bạn. Bởi khi tắt điều hòa trước khi tắt máy sẽ giúp cho nhiệt độ bên trong cabin dần cân bằng với nhiệt độ ngoài trời, giúp bạn không bị sốc khi mở cửa xe. Vậy nên thời gian thích hợp nhất để tắt điều hòa là trước khi kết thúc chuyến đi khoảng 1-2 phút, đồng thời chạy quạt gió để làm khô cửa gió, tránh tụ ẩm sinh nấm mốc.
2. Tắt điều hòa khi đi vào vùng ngập
Lời khuyên tiếp theo cho các bác tài trong trường hợp nên tắt điều hòa đó là khi đi qua các vùng ngập nước. Cụ thể, bạn nên tắt điều hòa và hạ kính xuống. Nguyên nhân là bởi điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí từ ngoài trước, tuy nhiên nếu đoạn ngập nước quá cao thì quạt thông gió lại biến thành bơm hút nước vào động cơ, thậm chí có thể hút cả rác khiến động cơ quá tải.
Bên cạnh đó, việc tắt điều hòa khi đi qua những khu vực như thế này cũng giúp bớt gánh nặng cho chiếc xe đang vất vả chống lại sức nước, bởi khi đi đi qua những chỗ ngập xe thường có độ ì lớn và cần chạy với công suất cao.
3. Tắt điều hòa khi leo dốc
Đặc biệt lưu ý bạn nên tắt điều hòa với những xe có động cơ quá yếu, xe cũ khi chạy qua các đoạn đường dốc. Nguyên nhân là để giảm tải cho xe, khi chạy lên dốc sẽ ngốn rất nhiều năng lượng. Bác tài cũng nên chú ý không mở cửa kính những lúc như thế này bởi nhiều đoạn dốc cao nhiều sương mù sẽ gây đọng nước ở cửa kính dẫn đến giảm tầm nhìn người lái.
Tắt điều hòa đúng cách khi lên dốc, bác tài thực hiện như sau: để số D khi lên dốc, trong trường hợp dốc cao thì chuyển số 2 hoặc L, tắt điều hòa. Nếu xuống dốc thì chạy số L hoặc 2, bật điều hòa AC. Khi phanh cũng không nên đệm phanh vì có thể nhanh làm mòn má phanh dẫn đến mất an toàn, trường hợp nhiều đèo núi bạn nên nghỉ ngơi không nên cố sức đi một lèo.
4. Tắt điều hòa khi xe sắp hết xăng
Một khi xe chuẩn bị hết xăng, nếu không muốn bị trơ vơ giữa đường thì bác tài nên giảm thiểu bất cứ thứ gì có thể gây tốn nhiên liệu, vì thế mà đây sẽ là một trường hợp nên tắt điều hòa.
Cần chú ý khi tắt điều hòa thì vẫn nên giữ lại quạt gió để làm không khí trong xe đủ thoáng. Thực tế, dù bạn bấm xong nút ngắt clutch tắt bơm A/C thi trong xe vẫn sẽ mát thêm vài phút, hoặc bạn có thể mở cửa kính để lấy gió trời. Cần biết rằng các chi tiết như quạt gió, đĩa côn của bơm điều hòa cũng ngốn khá nhiều nhiên liệu nên bạn có thể tắt điều hòa để xả hết bình điện, khiến xe chết máy không đề được.
5. Không nên bật điều hòa khi xe chưa nổ máy
Đối với thời tiết nóng nực thường xuyên ở Việt Nam, nhiều người có thói quen cứ lên ô tô là bật điều hòa kể cả khi chưa nổ máy. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều này nếu không muốn ắc quy nhanh hỏng do phải gắng sức để chạy quạt gió. Vậy nên điều quan trọng nhất mà các bác tài nên nhớ đó là không nên mở điều hòa trước khi nổ máy và trước khi tắt máy thì cũng nên tắt điều hòa,
Nhìn chung, các trường hợp nên tắt điều hòa khi sử dụng xe ô tô vẫn cần phụ thuộc và dòng xe đời xe, nếu là xe số, đời cũ thì càng cần chú ý vì nguy cơ hỏng hóc sẽ cao hơn. Chúc các bác tài luôn có những chuyến đi an toàn với “xế cưng’ của mình.