Cách lái xe số sàn không bị chết máy cho người mới bắt đầu

Đối với đa số người Việt nam, khi mới bắt đầu làm quen với ô tô thường chọn xe số sàn như một giải pháp an toàn, khi hàng loạt trường hợp tai nạn liên hoàn xảy ra do người lái đạp nhầm chân phanh và chân ga. Một lý do nữa đó là nếu đã thành thạo lái xe số sàn thì khi chuyển sang số tự động lại không phải là vấn đề khó khăn.

Nếu bạn đang gặp rắc rối với việc điều khiển xe số sàn và chưa biết cách lái xe số sàn không bị chết máy thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.

cách lái xe số sàn không bị chết máy

Ra vào số đúng tốc độ

Có một thực tế là các bác tài ở Việt Nam thường vội vã sang số khi chưa đủ vòng tua, khiến xe bị ì, không thoát máy. Để học cách lái xe số sàn không bị chết máy, các bác tài cần phải biết ra vào số đúng tiêu chuẩn, nếu chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao thì xe dễ bị tắt máy, đạp ga không tăng tốc được.

Thường thì các hãng xe đều thiết kế các ngưỡng sang số hợp lý khác nhau, nhưng trung bình vào khoảng 2500 v/p từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý, máy khỏe, bền, vào các số sau cũng đơn giản hơn. Kết hợp với các kỹ năng sang số nhanh ( giảm ga- cắt côn nhanh- sang số- nhả số từ từ kết hợp tăng ga) từ đó xử lý chướng ngại vật trên đường tốt và bạn sẽ đi nhanh và êm hơn.

Sử dụng chân côn hợp lý

Xử lý chân côn đúng cách cũng là một cách lái xe số sàn không bị chết máy. Nếu muốn xe vận hàng êm ái, bền bỉ nhớ đạp chân côn phải vào hết và khi nhả côn gần hết không nên dừng lại quá từ 3-5 giây, đợi cho xe bắt đầu chuyển bánh thì mới nhả côn ra hoàn toàn.

Nếu khi đạp côn mà xe không khựng lại hoặc vọt đi thì nghĩa là bạn đang sử dụng chân côn đúng cách, khi đi xe nơi đường đông nên đệm chân côn thường xuyên để xe không bị giật. Đồng thời côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp thì xe sẽ hoạt động bền hơn.  

Đề pa xe số sàn

Trong các kỳ thi sát hạch lái xe, phần đề pa là phần thi dễ trượt nhất do quá trình nhả côn quá tầm thường khiến xe bị chết máy. Nếu dùng theo đúng lý thuyết tức là “ côn- phanh tay-ga” hoặc “côn-phanh chân-ga” liên tục khi tắc đường trên đoạn đốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, tay chân mỏi nhừ.

Vì thế khi đề pa đi vào đường dốc, nhưng lúc tắc đường bạn cần luyện tập nhuần nhuyễn côn -ga, nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc. Nếu xe lùi lại thì bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích thì giảm ga một chút.

Chú ý khi dùng phanh tay

đi xe số sàn an toàn

Nhiều tài xế gặp khó khăn khi đề pa nên thường sử dụng phanh tay, nếu có dấu hiệu tụt dốc lại phải siết phanh tay . Tuy nhiên, phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, nếu không có kỹ năng dễ làm xe bị chết máy đột ngột và gây ra những nguy hiểm khó lường.

Đồng thời phanh tay mà không nhả khi đang hoạt động thì sẽ dễ bị mòn , bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nguy hiểm hơn là xảy ra hiện tượng sôi dầu phanh dẫn đến phanh dần mất tác dụng. Các bác tài nên dùng đề pa truyền thống khi đi xe số sàn để hiệu quả và an toàn hơn.

Vào buổi sáng không nên nổ máy đi ngay

Một cách lái xe số sàn không bị chết máy khác đó là vào mỗi buổi sáng các bác tài không nên nổ máy mà đi ngay. Vì đây là thời điểm động cơ dễ bị bào mòn và nhanh hỏng nhất. Cứ sau khoảng thời gian dài không vanaj hành thì lớp dầu xe thường lắng xuống dưới, đa phần phía trên chỉ còn một lớp dầu mỏng bám lên hệ thống xi lanh và buồng đốt.

Khởi động động cơ vào lúc này cũng cần một khoảng thời gian để dầu được bơm lên xi lanh một cách đầy đủ để xe chạy êm ái, mượt mà, động cơ cũng khỏe hơn.

Lưu ý khi vượt xe trên đường

Nếu muốn vượt xe khác trên đường mà xe không bị chết máy các bác tài nên về số tháp ( khoảng số 3) trong lúc vượt đệm chân phanh để đảm bảo an toàn. Sau đó có thể lên số 5 để vọt lên và tiết kiệm nhiên liệu.

Nhìn chung, hy vọng với các cách lái xe số sàn không bị chết máy mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bác tài có những chuyến đi an toàn và hiệu quả.

Tin Liên Quan