Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe

Tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe là hai biện pháp được sử dụng trong xử lý vi phạm luật giao thông đường bộ và đương nhiên đây là hai biện pháp hoàn toàn khác nhau. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ sự khác nhau này, nếu không may bị “tuýt còi” và phải lãnh một trong hai “án phạt” này thì bác tài nên làm gì, mời mọi người theo dõi chi tiết ở bài chia sẻ sau.

tạm giữ bằng lái xe và tước bằng lái xe

Những điều cần biết về tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe

Tiêu chí Tước Giấy phép lái xe Tạm giữ Giấy phép lái xe
Bản chất

(Khái niệm)

Căn cứ theo Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tạm giữ GPLX Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
Trường hợp áp dụng Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:

♦ Giấy phép lái xe;

♦ Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;

♦ Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

Thời hạn áp dụng Thời hạn tước quyền sử dụng GPLX dao động từ 1 – 24 tháng tính từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực tuỳ vào mức độ vi phạm của tài xế;

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giữ GPLX trong thời hạn tước quyền sử dụng của người vi phạm.

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

 

Hậu quả Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ không được lái xe tham gia giao thông trong thời gian tước quyền sử dụng GPLX Việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Do đó, cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tạm giữ GPLX.

Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản mà người vi phạm vẫn chưa đến giải quyết nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt với hành vi lái xe không có GPLX.

Khi nào bác tài sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Thực tế, tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

“ Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8  Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”. Vậy có nghĩa là, trong các trường hợp bác tài vi phạm Luật và bị xử phạt hành chính thì lực lượng chức năng có quyền và có thể sẽ tạm giữ giấy phép lái xe của mọi người, và nếu không mang theo giấy tờ thì rất có thể bạn sẽ bị tạm giữ phương tiện.

Về các trường hợp bác tài có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô thì sẽ được chia ra theo từng mức độ nghiêm trọng của lỗi:

– Bị tước GPLX 1 tháng gồm: lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, lỗi tuân theo các quy định trên đường cao tốc, điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ trên 20- 35 km/h

– Bị tước GPLX 2 tháng gồm: xe chạy trong hầm đường bộ không có đèn, không nhường đường, cản trở xe ưu tiên, điều khiển phương tiện gây tai nạn nhưng không dừng lại, vượt ở các đoạn cấm vượt,..

– Bị tước GPLX 4 tháng gồm: người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, gây tai nạn giao thông, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ và một số trường hợp nguy hiểm khác.

Có thể thấy,  giữa tạm giữ giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt khi bị tạm giữ bạn vẫn có thể lưu thông trên đường bình thường. Bác tài cần lưu ý những điều này để có thể chấp hành đúng các quy tắc, quy định và đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia giao thông.

Tin Liên Quan