Những ”bí ẩn” trên đường cao tốc mà không phải ai cũng biết

Nhiều biển báo, vạch chỉ dẫn cùng những điểm khác biệt của đường cao tốc so với đường quốc lộ, đường phố bình thường khiến không ít tài xế tỏ ra tắc mắc. Cùng giải mã một số bí ẩn về đường cao tốc tại bài chia sẻ dưới đây nhé.

ý nghĩa các vạch kẻ đường song song trên đường cao tốc

Vì sao có những vạch kẻ đường giống với vạch qua đường cho người đi bộ?

Không phải câu hỏi của riêng ai,  trên các đường cao tốc có không ích các vạch kẻ đường ngang giống với vạch kẻ đường dành cho người đi bộ trong đô thị, nhưng lại không hề có lối đi hay đèn báo hiệu gì là nơi có người đi bộ đi qua, vậy chúng dùng để làm gì?

Thực tế, đây là những vạch để thể hiện khoảng cách an toàn trên đường, kèm theo đó là bảng thông tin khoảng cách được cắm bên đường để tài xế dễ dàng nhận biết. Thông thường, các vạch này cách nhau, 3 vạch kẻ cách nhau tương ứng 0- 50- 100 m. Mới đây, đơn vị quản lý cầu đường đã cho thêm cả vạch 200 – 400m giúp những xe trên đường cao tốc quan sát hơn và có thể giữ đúng khoảng cách an toàn tối đa với xe phía trước.

Trong Điều 12 Thông tư 91/2015 của bộ Luật Giao thông đường bộ cũng đã quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn với xe cơ giới và xe chuyên dùng khi tham gia giao thông có điều kiện tốc độ lưu hành 120km/h với mặt đường khô ráo là 100m. Các  trường hợp vi phạm khoảng cách an toàn trên đường cao tốc sẽ bị phạt hành chính từ 800.000-1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định tại điều 5 của Nghị định 46/2016.

Vì sao đường cao tốc không làm thẳng?

Vẫn có không ít tài xế thắc mắc các “đường cong uốn lượn” của đường cao tốc. Tại sao người không làm đường thẳng thì sẽ chẳng phải dễ đi, dễ lái và tiết kiệm thời gian di chuyển hơn không?

Các nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì theo các chuyên gia về cầu đường cũng như theo nhận định của các tài xế lái xe lâu năm, nếu chạy đường thẳng thời gian quá dài dễ dẫn đến mất tập trung, buồn ngủ đặc biệt dễ bị lóa mắt bởi đèn pha của xe đi ngược chiều vào ban đêm.

Do đó, để tránh tối đa những rủi ro trên đường cao tốc, tiêu chuẩn của Việt Nam nêu rõ  không nên thiết kế các tuyến đường thẳng dài quá 4 km. Tốt nhất nên thay các đoạn thẳng quá dài bằng các đường cong có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn, dao động từ 5000-15000 m.

Vì sao không có đèn đường trên cao tốc?

Cũng vì lý do chống lóa mắt và đảm bảo khả năng tập trung của tài xế khi đi trên đường cao tốc, mà vì thế đèn chiếu sáng không được lắp mà chỉ trừ một số đoạn quan trọng và được quy định như sau:

Tại các khu vực trạm thu phí, trong hầm, phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường cao tốc, các đoạn ra khỏi đường cao tốc hoặc quan sát một vùng có chiếu sáng ( khu công nghiệp, sân bay,…), ở các trạm phục vụ kỹ thuật, ở các biển báo chỉ dẫn quan trọng,….Ngoài các vị trí trên,  đơn vị quản lý cầu đường thường không bố trí đèn đường trên cao tốc.

Trên đây là 3 câu hỏi được nhiều người cho là “ bí ẩn” của đường cao tốc nhất, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp các bạn giải đáp thắc mắc bấy lâu nay của mình. Chúc mọi người có những chuyến hành trình an toàn.

Tin Liên Quan